Bê tông sàn là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên nền móng vững chắc và đẹp mắt cho mọi công trình xây dựng. Từ nhà ở, nhà máy, nhà xưởng cho đến các công trình công cộng và thương mại, quy trình đổ bê tông sàn đúng kỹ thuật là điều cần thiết để đảm bảo tính ổn định và độ bền cao của công trình. Đồng thời, việc thực hiện quy trình này một cách an toàn cũng là vấn đề hàng đầu để bảo vệ sự an toàn cho những người lao động và người sử dụng công trình sau này.
Đổ bê tông sàn như thế nào để đảm bảo tiêu chuẩn về kỹ thuật? Trước khi đổ bê tông thì cần chuẩn bị những gì?… Và rất nhiều câu hỏi khác được gia chủ đặt ra khi chuẩn bị xây dựng công trình. Trong bài viết này, Thicons sẽ chia sẻ đến bạn thông tin về quy trình đổ bê tông sàn đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn.
Sàn bê tông là gì?
Sàn bê tông là một loại bề mặt dùng trong xây dựng, được tạo ra bằng cách đổ và đông đặc bê tông trong quá trình xây dựng. Bê tông là một vật liệu xây dựng phổ biến và đa dạng, được tạo thành từ việc pha trộn xi măng, cát, sỏi, và nước. Khi bê tông được trải trong quá trình đổ và đông kết, nó tạo thành một bề mặt chắc chắn, cứng cáp và có khả năng chịu tải cao.
Sàn bê tông được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại công trình xây dựng, bao gồm:
- Nhà ở: Sàn bê tông thường được sử dụng làm nền nhà hoặc tầng trệt, cung cấp một bề mặt cứng và bền vững để xây dựng các tầng lên trên.
- Nhà máy và nhà xưởng: Sàn bê tông được sử dụng để tạo nền cho các khu vực có tải trọng nặng như nhà máy, nhà xưởng, kho hàng, và bãi đậu xe.
- Công trình công cộng: Trong các công trình công cộng như cầu, đường bộ, đập, hầm, sân bay, bến cảng,… sàn bê tông cũng thường được sử dụng để cung cấp bề mặt chắc chắn và chịu lực.
Sàn bê tông có nhiều ưu điểm, bao gồm độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, ít bị biến dạng khi chịu tải trọng nặng và khả năng chống cháy và chịu nhiệt. Ngoài ra, nó cũng dễ dàng vệ sinh và bảo trì, giúp kéo dài tuổi thọ của công trình. Tùy theo mục đích sử dụng và yêu cầu của công trình, sàn bê tông có thể được hoàn thiện bằng nhiều cách khác nhau. Quy trình đổ bê tông và hoàn thiện sàn đòi hỏi kỹ thuật cao và cẩn thận để đảm bảo tính đồng đều và chất lượng của bề mặt cuối cùng.
Những lưu ý quan trọng khi thực hiện đổ bê tông sàn
Trước khi đổ bê tông sàn
- Kiểm tra hình dáng, kích thước, thời gian sử dụng củ cốp pha
- Kiểm tra cốt thép, giàn giáo, chuẩn bị ván gỗ để làm sàn công tác nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động
- Kiểm tra chất lượng và số lượng vật liệu xây dựng: xi măng, cát, đá, thép,… (đối với đổ bê tông thủ công)
- Kiểm tra các thông số như độ sụt, mác bê tông, thời gian xuất phát của xe đổ bê tông và lấy mẫu thí nghiệm (đối với đổ bê tông tươi bằng xe bồn)
- Kiểm tra máy móc thiết bị phục vụ cho công đoạn thi công: máy đầm bê tông, máy trộn bê tông, máy mài bê tông, máy xoa nền – tất cả đều đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật
- Nếu sàn bê tông mỏng hơn 30cm hoặc dầm sàn thì nên sử dụng máy đầm bê tông
- Đối với sàn lớn hơn 30cm nên sử dụng đầm rung, đầm dùi chạy bằng xăng hoặc điện
- Kiểm tra sàn đổ bê tông đảm bảo đạt tiêu chuẩn nhẵn và không ngập nước
Trong khi đổ bê tông sàn
- Mặt sàn được chia thành từng dải để đổ bê tông (mỗi dải rộng từ 1 đến 2 mét)
- Khi đổ bê tông sàn phải đổ liên tục, nên bắt đầu từ chỗ xa nhất với vị trí tiếp nhận và lùi về vị trí gần
- Tránh không để nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo mặt vách hộc cốp pha
- Tất cả các thao tác như đầm, gạt mặt, xoa nền cần được tiến hành ngay lập tức theo hình thức cuốn chiếu từng khu vực đã đổ được 15 phút
Đặc biệt, trong quá trình đổ bê tông sàn, việc đảm bảo an toàn cho những người tham gia công việc và người sử dụng công trình sau này là ưu tiên hàng đầu. Đầu tiên, đảm bảo rằng tất cả các công nhân tham gia đổ bê tông đều được đào tạo về các quy trình và biện pháp an toàn. Họ cần phải sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân như mũ bảo hiểm, kính bảo hộ, gang tay, giày chống đinh,… Đồng thời, cần thiết lập các biện pháp bảo vệ như hàng rào bao quanh khu vực đổ bê tông để ngăn ngừa va chạm và tránh tai nạn không đáng có.
Sau khi đổ bê tông sàn
- Sau khi đổ bê tông từ 2-4 giờ, tiến hành bảo dưỡng bê tông bằng cách tưới nước liên tục và/ hoặc che phủ lên bề mặt bê tông vật liệu giữ nước
- Thời gian bảo dưỡng phải được tiến hành liên tục trong 12 giờ
Quy trình đổ bê tông sàn đúng kỹ thuật & đảm bảo an toàn
Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra kỹ thuật
- Chuẩn bị trang thiết bị, máy móc, và đảm bảo số lượng, chất lượng vật liệu thi công đủ đáp ứng yêu cầu công trình. Điều này bao gồm bê tông, xi măng, cát, sỏi, nước và các phụ gia hỗ trợ.
- Kiểm tra kỹ thuật cấu kiện thép, cốp pha và cấu tạo của sàn để đảm bảo tính chính xác và ổn định của công trình.
- Thực hiện kiểm tra an toàn lao động, đảm bảo rằng các công nhân tham gia đổ bê tông đều được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân và được đào tạo về các quy trình và biện pháp an toàn.
Bước 2: Thực hiện đổ bê tông sàn
- Thực hiện đổ bê tông theo hướng giật lùi 1 lớp để đảm bảo chất lượng bê tông, hạn chế tình trạng nứt và phân tầng bê tông. Đổ lớp bê tông mỏng đầu tiên trước, rồi tiếp tục đổ các lớp bê tông tiếp theo cho đến khi đạt độ dày cần thiết.
- Đổ lần lượt từng dải và sử dụng đầm dùi để dùi chặt bê tông giúp kết dính chặt với nhau và loại bỏ bọt khí trong quá trình đổ.
- Đổ từ vị trí thấp lên cao và đổ từ vị trí xa lại gần theo hướng giật lùi, tránh việc nước đọng tại hai đầu. Thực hiện thao tác như gạt mặt, đầm, xoa nền theo hình thức “cuốn chiếu” từng khu vực đã đổ để đảm bảo sự phân bố đều và chắc chắn của bê tông.
Bước 3: Bảo dưỡng và kiểm tra
- Sau khi hoàn thành đổ bê tông và hoàn thiện bề mặt, thực hiện bảo dưỡng và chăm sóc bề mặt bê tông để đảm bảo chất lượng và độ bền cao trong thời gian dài.
- Đảm bảo bề mặt bê tông được bảo vệ khỏi các tác động tiêu cực như tác động của môi trường, nước mưa hay tác động cơ học,…
- Thực hiện việc lau chùi và vệ sinh bề mặt bê tông thường xuyên để duy trì sự sạch sẽ và giữ cho bề mặt luôn mịn màng.
- Tiến hành bảo dưỡng theo lưu ý nêu trên sau khi đổ bê tông để đảm bảo bề mặt bê tông đạt chất lượng tốt nhất và tránh các lỗi không mong muốn.
- Kiểm tra kỹ lưỡng bề mặt bê tông sau khi hoàn thành để phát hiện và khắc phục sự cố, nếu có.
Ưu điểm thi công phần thô với Thicons Group
Là đơn vị thiết kế thi công trọn gói nhà phố – biệt thự uy tín, Thicons Group chúng tôi cung cấp dịch vụ với những ưu điểm vượt trội nhằm đảm bảo những công trình của Quý chủ đầu tư được bền vững cùng thời gian.
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thi công
- Cam kết sử dụng vật tư chính hãng và không lãng phí
- Cam kết không bán thầu
- Kỹ sư giám sát trực tiếp, báo cáo tiến độ mỗi ngày đến quý khách hàng
- Đội ngũ công nhân trách nhiệm, lành nghề, giàu kinh nghiệm
- Bàn giao đúng tiến độ
- Bảo hành, bảo trì chu đáo
Trong trường hợp Quý khách hàng có nhu cầu thi công phần thô, thi công trọn gói,… đừng ngại ngần gọi điện hoặc nhắn tin cho Thicons. Mọi yêu cầu về tư vấn, hỗ trợ,… chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận và tư vấn miễn phí 24/7.
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ & XÂY DỰNG THICONS GROUP
- Hotline: 0909.008.330
- Website: https://thicons.vn/
- Email: contact@thicons.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/ThiconsGroup
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@thicons_group
Bài viết liên quan
Nhà thầu xây dựng là gì? Có các kiểu nhà thầu xây dựng nào?
Khi nhắc tới lĩnh vực xây dựng, chúng ta thường rất hay nghe đến thuật
Những thủ tục pháp lý trước khi xây nhà mà gia chủ cần biết
Việc xây dựng một tổ ấm không chỉ là hành trình về vật chất mà
Top 10 cây phong thủy trồng trước nhà rước tài lộc
Cây xanh giúp ngôi nhà chúng ta có được không gian sống trong lành, thanh